Nhảy tới nội dung

Chọn nền tảng nào cho mini app của bạn?

· Một phút để đọc

Bạn thử tưởng tượng dồn hết tâm huyết xây dựng một ứng dụng cực chất, song lại phát hành trên nền tảng ứng dụng ít phổ biến. Thế cơ may nào để ứng dụng này thành công không? Phải nói rằng nền tảng là điều kiện cần để một ứng dụng thành công.

Thị trường mini app tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn bùng nổ với khá nhiều nền tảng mini app. Tuy vậy, hầu như chưa có những bài đánh giá hay nhận xét chi tiết về các nền tảng mini app Việt. Đứng trước nhiều lựa chọn nhưng thiếu thông tin, các nhà phát triển ắt sẽ bối rối không biết phải xây dựng ứng dụng của mình trên nền tảng mini app.

Bài viết này sẽ mách nước cho các nhà phát triển cách lựa chọn nền tảng mini app.

  • Đầu tiên, bạn nên quan sát đến lượng người dùng của super app, lượng truy cập vào super app mỗi ngày, … Đây chính nguồn người dùng tiềm năng đối với mini app của bạn. Khi người dùng vào super app, một phần trong số họ sẽ xài thử các tiện ích đi cùng (tức mini app). Đương nhiên lượng khách hàng tiềm năng càng khổng lồ thì cơ hội cho phổ biến cho mini ap của bạn càng lớn.

  • Thứ nhì, hãy để mắt bộ framework để xây dựng mini app. Mỗi nền tảng mini app là sân chơi riêng của nhà cung cấp nền tảng; phát hành bao nhiêu API, bao nhiêu component, dùng ngôn ngữ lập trình nào cú pháp ra sao, … là quyền của họ. Gặp phải ngôn ngữ trong framework khó xài, API, component thiếu trước hụt sau, bạn sẽ tiêu tốn nhiều nguồn lực, thời gian và tiền bạc để tạo những mini app, thậm chí phải loại bỏ một số tính năng khỏi ứng dụng của mình.

    Framework dù khó dù dễ, thủ tục xây dựng mini app dù phức tạp hay đơn giản đều cần tài liệu hướng dẫn. Bạn có thể tìm thấy vô vàn tài liệu, diễn đàn về Kotlin và Python dành cho ứng dụng Android, hay Swift và Objective C dành cho ứng dụng iOS, đơn giản là vì chúng quá đổi phổ biến. Trái lại, các nền tảng mini app tại Việt Nam còn khá mới mẻ; hầu như chưa có các tài liệu do tác giả bên ngoài biên soạn, các diễn đàn hay cộng đồng bên ngoài chia sẻ tri thức, kinh nghiệm.

  • Kế đến, bạn cần quan đến sự minh bạch trong chính sách của nền tảng. Nền tảng có bộ nguyên tắc vận hành, quy tắc xét duyệt rõ ràng không? Tự dưng ngày đẹp trời nào đó, ứng dụng của bạn bị gỡ khỏi kho ứng dụng của nền tảng mà chẳng có lấy một lời giải thích thoả đáng.

  • Cuối cùng là trải nghiệm lập trình viên/tester và trải nghiệm người dùng.

    • Nếu như nền tảng sở hữu code editor riêng, nó sẽ mang đến sự tiện lợi cho lập trình viên cũng như tester. Code editor riêng sẽ highlight cú pháp, keywords của framework cũng như gợi ý (autocomplete) hàm, component, API và cú pháp với độ chính xác cao. Bởi lẽ code editor này được tối ưu hoá để chỉ viết code cho một bộ framework. Trái lại, việc xài các code editor đa dụng sẵn có có thể khiến highlight và autocomplete hoạt động thiếu chính xác. Kết quả giảm hiệu suất làm việc của các lập trình viên.
    • Đã có code editor riêng mà còn tích hợp trình giả lập là một điểm cộng lớn. Lập trình viên hay tester có thể kiểm thử các tính năng nhanh chóng ngay trên máy tính mà không cần tốn công đem ứng dụng lên lên thiết bị di động.
    • Code editor riêng và trình giả lập là 2 trải nghiệm về phía đội ngũ phát triển, còn trải nghiệm phía người dùng thì thế nào? Người dùng chủ yếu tương tác với phần mềm thông qua giao diện. Bạn hãy thử hình dung nút Close các mini app khác nhau cùng một nền tảng mini app nằm được bố trí ở vị trí khác nhau: đối với mini app này thì nút Close nằm bên phải tab bar, đối với mini app kia thì nút Close nằm trái navigation bar, đối với mini app nọ thì nút Close nằm trong app menu. Kiểu này há chẳng phải gây khó khăn cho người dùng. Nếu có nền tảng guideline về thiết kế, sẽ mang giao diện đồng nhất cho các mini app, tăng trải nghiệm người dùng.

Theo bạn đánh giá, Tiki mini app đáp ứng được bao nhiêu tiêu chí vừa nêu??